DỰ KIẾN VN ÁP DỤNG THUẾ TỐI THIỂU TOÀN CẦU

thue-toi-thieu-toan-cau

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế – Ông Đặng Ngọc Minh đã thay mặt cho Bộ Tài chính chia sẻ với doanh nghiệp về chính sách thuế tối thiểu toàn cầu của Việt Nam tại Phiên cao cấp  với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong thúc đẩy tăng trưởng xanh”.

Theo ông Minh, để thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững, Việt Nam cần nguồn lực tài chính rất lớn từ trong nước và đầu tư từ nước ngoài. Năm 2017, Việt Nam tham gia là thành viên thứ 100 cùng hành động BEPS với mục tiêu cải cách hệ thống thuế: chống sói mòn nguồn thu, chống trốn thuế toàn cầu, lành mạnh hóa môi trường đầu tư, khơi thông các nguồn thu tiềm năng trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế, đầu tư toàn cầu và đặc biệt từ sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế số toàn thế giới.

“Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp quan trọng cho nguồn thu nội địa quan trọng như khoản thu từ đất đai, chuyển nhượng bất động sản, hay các nguồn thu từ thương mại điện tử bao gồm hoạt động dịch vụ kinh tế số xuyên biên giới, tạo nguồn lực tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội”, ông Minh nói.

thue-toi-thieu-toan-cau
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Cũng theo Phó tổng cục trưởng – Ông Đặng Ngọc Minh, trong chương trình “xói mòn cơ sở thu thuế và chuyển lợi nhuận” (BEPS), đặc biệt trụ cột 2, Việt Nam theo dõi sát động thái các nước trên thế giới và đã có báo cáo, kiến nghị cụ thể tới Chính phủ. Chính phủ đã có tổ công tác chuyên về trụ cột 2 với sự tham gia của các bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp, đã đưa ra được quy chế hoạt động. Bộ Tài chính cũng đã có dự thảo các biện pháp, giải pháp trước mắt và lâu dài ứng phó, tận dụng cơ hội từ các cải cách chính sách thuế toàn cầu.

Về các giải pháp chính sách thuế, Phó tổng cục trưởng – Ông Đặng Ngọc Minh chia sẻ: “Trước mắt chúng tôi dự kiến sẽ áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% đối với các doanh nghiệp và các tập đoàn chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu theo khung chính sách của OECD. Tiếp theo, chúng tôi sẽ ban hành các quy định, quy chế về khấu trừ thuế tại nguồn tại Việt Nam.”

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang bám sát thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm các nước để sớm có chính sách thuế tối thiểu toàn cầu phù hợp, phấn đấu ban hành ngay trong năm nay, tạo cơ hội cho doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thuận lợi, đóng góp nhiều hơn cho Việt Nam nhưng không ảnh hưởng tới lợi ích của nhà đầu tư.

Về trung hạn, theo ông Minh, tổ công tác sẽ kiến nghị sửa đổi các ưu đãi thuế bảo vệ nguồn thu trong nước; ban hành thuế tối thiểu toàn cầu 15%; ban hành ưu đãi thuế tối thiểu toàn cầu theo hướng hỗ trợ các chi phí đầu tư, đào tạo lao động; hỗ trợ cho tăng trưởng xanh và bảo vệ môi trường…

Bộ Tài chính cũng ghi nhận những kiến nghị của Hiệp hội về hướng dẫn thuế đối với các dịch vụ số xuyên biên giới, khẳng định chủ quyền quản lý thuế và tuân thủ theo các công nghệ quốc tế.

Ông Đặng Ngọc Minh nhấn mạnh, Bộ Tài chính luôn hướng tới việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, cũng như bảo vệ cho người tiêu dung hợp lý, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong nước, cũng như doanh nghiệp nước ngoài.

Bộ Tài chính mong muốn các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam nghiên cứu các biện pháp qua thuế nhằm bảo vệ môi trường như thuế các-bon, cắt giảm khí thải.

“Nhân dịp này, chúng tôi mong muốn các Hiệp hội tiếp tục đồng hành cùng Bộ Tài chính để tham gia xây dựng các chính sách kiến nghị, cùng hành động để phát triển kinh tế xã hội”, ông Minh nói.

Ông Gabor Fluit, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) chia sẻ, để khắc phục tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu (GMT) sắp tới, chúng tôi đề xuất các biện pháp khuyến khích đầu tư mà có thể bao gồm miễn thuế nhập khẩu, kéo dài thời gian miễn thuế đất và ưu đãi dựa trên chi phí, đặc biệt là chi phí nghiên cứu và phát triển.

(Nguồn Tài Chính Doanh Nghiệp)

Website: https://tpm.com.vn/vi/
Fanpage: https://www.facebook.com/dailythuetpm
Tel: (+84) 90 298 1080
Mail: info@tpm.com.vn

Leave A Comment