5 việc doanh nghiệp có thể thực hiện để tối ưu chi phí mùa dịch

6 cách tối ưu chi phí mùa dịch

Đại dịch Covid – 19 đang diễn ra hết sức phức tạp, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước những quyết định sống còn khi kinh tế khó khăn vì dịch bệnh. Cùng với những mối nguy về sức khỏe đối với người dân trên toàn thế giới, các doanh nghiệp cũng đứng trước những thách thức với sự tồn vong trong kinh doanh. Vậy các doanh nghiệp cần giải bài toán “tối ưu chi phí” như thế nào để có thể vượt qua mùa dịch này?

1. Ứng dụng công nghệ để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

2. Đảm bảo an toàn lao động sẽ giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp

3. Thực hiện các thủ tục đánh giá và đảm bảo tính hiệu quả

4. Giảm chi phí văn phòng

5. Tối ưu chi phí Thuế

1. Ứng dụng công nghệ để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

Sử dụng công nghệ trong kinh doanh cho phép các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tiền qua đó thúc đẩy phát triển theo các cách mà họ không thể làm trong những năm trước đây, với thời đại Công nghệ 4.0 và Chuyển đổi số thì đây là điều thiết yếu của Doanh nghiệp.

Từ các dịch vụ tổng đài ảo, thanh toán trực tuyến, các phần mềm quản lý bán hàng và giải pháp điều hành Doanh nghiệp từ xa, giờ đây bạn không cần tốn thời gian và nhân lực để vận hành các đầu việc trên theo hình thức kinh doanh truyền thống đây cũng chính là cách mà khoa học công nghệ giúp bạn giảm chi phí kinh doanh và trở nên chuyên nghiệp hơn.

Ví dụ trong mùa dịch Covid-19 việc cách ly toàn xã hội thì Work From Home là phương pháp các Doanh nghiệp áp dụng, nhưng nếu không có một Hệ thống điều hành Online, tập trung, tổng thể thì làm sao gắn kết mọi người giữa các phòng ban, làm sao để trao đổi thông tin và giao việc một cách chính xác nhất. Ngoài ra các dự án đang thực hiện đã hoàn thành bao nhiêu phần trăm, còn công việc nào tồn động, nhân viên đang làm gì với dự án đó… Thay vì dùng ứng dụng chat tại sao  không tìm một giải pháp Điều hành tổng thể Doanh nghiệp, giải quyết luôn bài toán phải dùng nhiều phần mềm mới quản lý được.

2. Đảm bảo an toàn lao động sẽ giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp

Việc đảm bảo an toàn lao động sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm đáng kể chi phí hoạt động. Hãy xét đến tất cả các các chi phí tổn thất, cả trực tiếp và gián tiếp, khi có 1 tại nạn xảy ra ở nơi làm việc, bao gồm:

  • Phí chi trả 1 phần bảo hiểm
  • Năng suất giảm trong khi nhân viên nghỉ
  • Chi phí cho việc làm thay ca và thời gian cho nhân viên đó
  • Chi phí thuốc thang
  • Tốn tiền bạc và thời gian để điều tra nguyên nhân của tai nạn
  • Tinh thần lao động giảm sút
  • Mất uy tín công ty và chi phí cho quan hệ công chúng
  • Tiền phạt và án phí từ cơ quan chính phủ trong một số trường hợp

3. Thực hiện các thủ tục đánh giá và đảm bảo tính hiệu quả

Đây là thời điểm tốt để xem xét tất cả các thủ tục và quy trình làm việc để cắt giảm những công việc thừa thãi. Liệu các công việc chồng chéo có khiến đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp đang phải bỏ gấp đôi công sức chỉ để giải quyết một công việc nhất định? Liệu doanh nghiệp có thể giảm số lượng tài liệu photocopy và tối ưu chi phí giấy mực không? Liệu doanh nghiệp có thể khuyến khích nhân viên giảm in ấn bằng việc lưu tài liệu ở dạng bản mềm thay vì in tài liệu cứng không? Có những quy trình nào đã trở nên thừa thãi nhưng nhân viên vẫn đang dành thời gian hoàn thành không? Có phương pháp nào giúp hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả hơn không?

Doanh nghiệp cần xem xét các cách thức mà mình có thể áp dụng để tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí.

Ví dụ đánh giá nhân viên, bạn sẽ dựa vào tiêu chí nào, cách đánh giá ra sao? Đánh giá dựa vào một ai đó được quyền đánh giá với tôi không chính xác, vì nó ảnh hưởng đến yêu tố mối quan hệ, thái độ, thời gian… vậy sao không phải là công nghệ đưa lên một bảng đánh giá dựa vào việc nhân sự hoạt động trên ứng dụng đó.

4. Giảm chi phí văn phòng

Các chi phí giấy, mực in, vật tư, gửi thư và bưu chính thoạt nhìn đều là những khoản nhỏ nhưng nhưng thực tế nó có lại tốn một khoản chi phí khá lớn. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giấy tờ. Theo thống kê cho thấy các doanh nghiệp lớn hiện nay mất hơn 30 triệu đồng mỗi năm cho những giấy tờ không cần thiết, đối với các doanh nghiệp lớn con số này còn khổng lồ hơn.

Doanh nghiệp có thể tiết kiệm bằng cách tăng cường sử dụng các kho lưu trữ số, sử dụng các dịch vụ trực tuyến, tái sử dụng lại giấy A4 còn một mặt,…

5. Tối ưu chi phí kế toán thuế

Bên cạnh các cách cắt giảm chi phí trong công ty, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp mới thành lập có thể tối ưu chi phí thuế bằng cách sử dụng dịch vụ Đại Lý Thuế để tối ưu chi phí nộp thuế, giảm thiểu các rủi ro về thuế.

Dịch vụ Đại Lý Thuế cung cấp một số dịch vụ như:

– Tư vấn, làm các hồ sơ, thủ tục cần thiết

– Đưa ra giải pháp tối ưu về thuế cho doanh nghiệp

– Thực hiện các thủ tục về thuế và chịu trách nhiệm giải trình với Cơ quan Thuế khi cần thiết.

Đối với những doanh nghiệp có bộ phận kế toán riêng, có quy mô trên 50 lao động, nên thuê 1 đơn vị tư vấn, kiểm tra, rà soát các hồ sơ thuế, kế toán, bảo hiểm để tránh những khoản phạt không đáng có phát sinh sau này khi cơ quan thuế kiểm tra. Khi sử dụng dịch vụ này, doanh nghiệp cũng giảm được các rủi ro về thuế như chậm thuế, nộp sai thuế dẫn đến bị phạt hoặc phải giải trình vừa tốn kém chi phí vừa mất nhiều thời gian, nguồn lực.

Đại Lý Thuế TPM cung cấp dịch vụ Đại Lý Thuế chuyên nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp trong và ngoài nước tập trung nguồn lực cho việc phát triển sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng tôi cung cấp một số dịch vụ như:

  • Tư vấn tổng quan từ lúc thành lập đến khi hoạt động theo tình hình thực tế của doanh nghiệp
  • Dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong cách thức hoạt động kinh doanh
  • Đưa ra giải pháp tối ưu về thuế cho doanh nghiệp
  • Thực hiện các thủ tục về thuế và chịu trách nhiệm giải trình với Cơ quan Thuế Quản lý thay Doanh nghiệp
  • Hỗ trợ tư vấn các vấn đề khác như: Thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh, Bảo hiểm xã hội, Bảng lương, Lao động, Tài chính…

Bên cạnh đó, Đại Lý Thuế TPM cũng có dịch vụ Rà soát sổ sách kế toán với các công việc cụ thể sau:

  • Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ gốc
  • Phân loại chứng từ theo phần hành
  • Đối chiếu chứng từ với tờ khai, báo cáo thuế
  • Kiểm tra việc định khoản, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh
  • Rà soát chính sách thuế mà doanh nghiệp đang áp dụng
  • Trao đổi với doanh nghiệp về các rủi ro hiện hữu và đề xuất giải pháp tối ưu nhất
  • Thực hiện các điều chỉnh cần thiết trên báo cáo tài chính, báo cáo thuế
  • Phát hành báo cáo rà soát

Liên hệ ngay với Đại Lý Thuế TPM chúng tôi qua Hotline: (+84) 903 776 081 hoặc gửi email về địa chỉ: info@tpm.com.vn để được tư vấn miễn phí. Tìm hiểu thêm tại đây

 

Leave A Comment