Chỉnh sửa chính sách thuế để giảm áp lực mặt bằng giá

CHINH-SUA-CHINH-SACH-THUE

Bộ Tài chính chia sẻ, thời gian qua, chỉnh sửa chính sách thuế đổi kịp thời đã giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và đời sống của người dân, giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá cả của một số mặt hàng như vật tư nông nghiệp, phân bón, xăng dầu…

 

Giảm thuế để giảm giá thành đầu vào

Thời gian qua, có ý kiến cho rằng, giá các mặt hàng thiết yếu, vật tư sản xuất, vật tư nông nghiệp, bảo vệ thực vật, phân bón, vật liệu xây dựng, xăng dầu, khí đốt tăng khiến đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần phải tăng cường các giải pháp kiểm soát giá cả các mặt hàng này, nhất là trong giai đoạn hiện nay nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định cuộc sống cho người dân.

Bộ Tài chính cho biết, hiện nay nước ta đang thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Giá các mặt hàng thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp, xăng dầu, khí đốt, vật liệu xây dựng nói chung được hình thành theo cơ chế thị trường; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mặt hàng trên được quyền tự định giá theo tín hiệu khách quan trên thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nhà nước chỉ gián tiếp tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả qua các biện pháp kinh tế vĩ mô và sử dụng biện pháp bình ổn giá khi có biến động bất thường hoặc ảnh hưởng đến ổn định kinh tế-xã hội.

chinh-sua-chính-sach-thue

Trong bối cảnh giá một số mặt hàng nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi… chịu áp lực tăng cao do ảnh hưởng lớn từ biến động của thị trường thế giới, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả, đồng bộ trong quản lý, điều hành, chỉnh sửa chính sách thuể để bình ổn giá nhằm kiểm soát lạm phát.

Theo đó, các chính sách kinh tế vĩ mô đã được triển khai đồng bộ, trong đó chỉnh sửa chính sách thuế cũng được sửa đổi kịp thời giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và đời sống của người dân, giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá. Đơn cử như như giảm thuế GTGT với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với xăng động cơ không pha chì và một số loại thuế phí khác. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được tăng cường để xử lý kịp thời những trường hợp lợi dụng tăng giá bất hợp lý…

Tính toán của Bộ Tài chính, trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, giá nguyên liệu chiếm khoảng 80-85% giá thành sản xuất, các chi phí khác khoảng 15-20%. Đối với phân bón, các nhà máy trong nước đã sản xuất được hầu hết các loại phân bón chủ lực như Ure, phân lân, phân NPK và đáp ứng được nhu cầu sử dụng, các nhà máy sản xuất DAP đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu còn lại phân kali và phân SA phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu. Để hỗ trợ ngành chăn nuôi phục hồi sản xuất do ảnh hưởng của dịch bệnh thời gian qua, từ ngày 30/12/2021, Chính phủ điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN (tối huệ quốc) đối với một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP để giảm giá thành đầu vào cho sản xuất trong nước.

Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu MFN của lúa mì từ 3% xuống 0% và mặt hàng ngô từ 5% xuống 2%. Cùng với đó, trong những năm vừa qua, để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành và thực hiện nhiều cơ chế chính sách, chỉnh sửa chính sách thuế như chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch, chính sách hỗ trợ phòng trừ dịch hại, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm… Bên cạnh đó là bổ sung, chỉnh sửa chính sách thuế khác nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng quy định ưu đãi ở mức cao nhất đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn…

Trong khi đó, giá xăng dầu được điều hành sát với diễn biến giá thế giới nhưng với mức tăng thấp hơn nhờ sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá kết hợp giảm thuế bảo vệ môi trường, giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với xăng động cơ không pha chì nhằm góp phần đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu.  

 

Chủ động ứng phó thách thức

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 68/2022/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 trong đó đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%.

Để đạt được mục tiêu này, Bộ Tài chính sẽ cùng với các bộ, ngành tiếp tục tham mưu với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong thời gian tới. Trong đó, Bộ Tài chính tiếp tục thường xuyên theo sát tình hình chung, tham mưu chính sách, kịch bản phù hợp, linh hoạt, kịp thời nhất là đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá. Các bộ, ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải thường xuyên theo dõi, kịp thời có giải pháp để đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, tránh tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp l

Đồng thời, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá. Tăng cường giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những điểm còn hạn chế, bất cập, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá. Giám sát chặt chẽ biến động giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng vẫn có biến động tăng giá trong bối cảnh giá xăng dầu giảm để có giải pháp quản lý, điều hành, bình ổn giá phù hợp.

Đối với xăng dầu, Bộ Công thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới, sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với liều lượng thích hợp theo quy định, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân; chủ động thực hiện các biện pháp để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống.

Riêng đối với phân bón và thức ăn chăn nuôi, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công thương và các bộ ngành phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các DN sản xuất phân bón duy trì, phát huy tối đa công suất để cung ứng nhanh, kịp thời phân bón ra thị trường và dành tối đa lượng phân bón sản xuất ra để phục vụ nhu cầu trong nước. Khuyến khích các DN sản xuất phân bón hữu cơ tăng cường sản xuất để thay thế phân bón vô cơ; rà soát, tiết giảm chi phí sản xuất, kinh doanh nhằm cung ứng ra thị trường với giá hợp lý. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với thức ăn chăn nuôi.

Nguồn: Thuế Nhà nước

Thông tin liên hệ:

  • htdn@tpm.com.vn
  • +(8428) 3505 1800
  • https://tpm.com.vn
  • Tầng 4, Tòa nhà GroCenter, 132-134 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Leave A Comment