Giải đáp hàng hóa thuê, mượn của doanh nghiệp sẽ chịu thuế nhập khẩu?

hang-hoa-thue-muon-cua-doanh-nghiep-co-can-phai-dong-thue-thu-nhap-khong

Ngày 8/8/2022 vừa qua, Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 3269/TCHQ-TXNK gửi cục Hải quan Bắc Ninh để giải đáp vấn đề về chính sách về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa doanh nghiệp nội địa mượn, thuê của doanh nghiệp chế xuất theo hình thức tạm nhập – tái xuất nhằm phục vụ sản xuất.

Giải quyết vướng mắc trên, Tổng cục Hải quan cho biết, khoản 2, Điều 2, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định:

Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước

thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, dựa vào các điều khoản sau đây để xác định:

  • Điểm a khoản 9, Điều 16, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: “Máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiêt bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất” được miễn thuế nhập khẩu.
  • Điểm đ, khoản 1, Điều 19, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định hoàn thuế đối với trường hợp: “Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan”.
  • Khoản 9 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2019) quy định: “Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đi thuê, trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán để thuê hàng hóa và các khoản chi phí khác mà người đi thuê phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi thuê. Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đi mượn, trị giá hải quan là toàn bộ các chi phí mà người đi mượn phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với các chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi mượn”.

Căn cứ vào các quy định trên thì trường hợp doanh nghiệp nội địa thuê, mượn hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng thuê, mượn để phục vụ sản xuất thì doanh nghiệp nội địa không thuộc trường hợp được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.

Nên doanh nghiệp nội địa phải kê khai nộp thuế nhập khẩu khi tạm nhập và không thuộc trường hợp được hoàn thuế đã nộp khi tái xuất.

 

Nguồn: Luật việt nam

Mong những thông tin có thể giúp ích được cho bạn cũng như đã có thể giải đáp những thắc mắc của bạn. Nếu bạn muốn được tư vấn các giải pháp thuế hay kế toán hãy liên hệ qua Đại Lý Thuế TPM cung cấp các giải pháp chuyên sâu về Thuế – kế toán với các dịch vụ chính như Đại lý thuếRà soát sổ sách kế toánQuyết toán Thuế TNCN,… uy tín, chuyên nghiệp với mức giá hợp lý.

Hotline :090 298 1080

Leave A Comment