Để trả lời cho câu hỏi Khi chuyển nhượng cổ phần có cần phải nộp thuế?, trước hết bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản để nắm rõ hơn về quy định cũng như từ đó bạn sẽ có được câu trả lời cho mình. Vậy bắt đầu tìm hiểu về loại thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần nhé, cụ thể:
Thuế thu nhập cá nhân(TNCN):
Khái niệm:
là loại thuế trực thu, được tính trực tiếp dựa trên thu nhập của người chịu thuế sau khi đã được trừ các khoản giảm trừ cũng như các khoản miễn thuế, các đối tượng phải nộp thuế TNCN bao gồm:
– Các cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế theo luật định phát sinh ở cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc thu nhập chỉ phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
– Cá nhân cư trú có một trong các điều kiện:
- Cá nhân có mặt tại Việt Nam từ đủ 183 ngày trở lên trong thời gian 1 năm dương lịch (tính theo 12 tháng liên tục tính từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam).
- Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam bao gồm những người có đăng ký thường trú, những người ở nhà thuê theo hợp đồng có thời hạn.
Các khoản thu nhập là thu nhập phải nộp thuế TNCN bao gồm:
Thu nhập từ việc kinh doanh (không bao gồm thu nhập của các cá nhân kinh doanh có thu nhập dưới 100 triệu đồng/ năm trở xuống).
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa.
- Thu nhập từ hoạt động hành nghề có chứng chỉ, giấy phép theo quy định của cá nhân.
Thu nhập từ tiền lương, tiền công.
- Tiền lương, tiền công, các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công của cá nhân.
- Thu nhập từ các khoản phụ cấp, trợ cấp trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định ưu đãi với người có công, các khoản trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và trừ một số khoản khác theo quy định tại Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012.
Thu nhập từ vốn đầu tư: lãi cho vay, lợi tức và các nguồn khác trừ lãi từ trái phiếu Chính phủ.
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán và một số hình thức khác.
Nguồn thu từ việc chuyển nhượng bất động sản.
Thu nhập từ chuyển giao, chuyển nhượng bản quyền.
Thu nhập từ các hình thức trúng thưởng.
Thu nhập từ việc thừa kế, nhận quà tặng là chứng khoán, cổ phần, bất động sản và một số loại tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu.
Bên cạnh đó, theo nội dung quy định tại Điều 120, Khoản 1, Luật Doanh nghiệp năm 2014, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử có xác nhận quyền sở hữu của một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Mặt khác, căn cứ theo Khoản 1, Điều 6, Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3, Điều 1, Luật chứng khoán năm 2010.
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu với tài sản hoặc chính phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm:
Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ.
Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
Qua thông tin trên ta đã có được câu trả lời khá rõ ràng là việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần sẽ được xếp vào nhóm thu nhập từ việc chuyển nhượng chứng khoán do đó người chuyển nhượng sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân và phải thực hiện kê khai và nộp thuế. Ngoài ra bài viết sẽ cung cấp cho bạn cách tính thuế khi chuyển nhượng cổ phần, cụ thể:
Cách tính thuế chuyển nhượng cổ phẩn
Cách tính thuế khi chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần:
Theo Điều 16, sửa đổi bổ sung Điểm a, Điểm B, Khoản 2, Điều 11, Thông tư số 111/2013/TT-BTC:
– Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần, được xác định như sau:
- Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán, được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở giao dịch chứng khoán.
- Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp trên, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng, giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất.
– Thuế suất và cách tính thuế: Các cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Công thức:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%
Cách tính thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH, công ty hợp danh:
Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 11, Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế chính là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Riêng với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn. Công thức như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%
Nguồn: Luật việt nam
Mong những thông tin có thể giúp ích được cho bạn cũng như đã có thể giải đáp những thắc mắc của bạn. Nếu bạn muốn được tư vấn các giải pháp thuế hay kế toán hãy liên hệ qua Đại Lý Thuế TPM cung cấp các giải pháp chuyên sâu về Thuế – kế toán với các dịch vụ chính như Đại lý thuế, Rà soát sổ sách kế toán, Quyết toán Thuế TNCN,… uy tín, chuyên nghiệp với mức giá hợp lý.
Hotline :090 298 1080