Chi phí đào tạo nhân viên có được xem là chi phí hợp lý để tính thuế TNDN hay không? Chi phí đào tạo nhân viên được hạch toán vào đâu?
Chi phí đào tạo nhân viên được đưa vào chi phí hợp lý
Căn cứ theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
……
2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
– Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:
+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.
+ Chi phí đào tạo của DN cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp”
** Căn cứ theo Khoản 3 Điều 3 Chương II Thông tư 45/2013/TT-BTC:
“ Chi phí thành lập DN, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập DN, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi DN bắt đầu hoạt động”
** Kết luận: Chi phí đào tạo nhân viên làm việc tại DN được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Hồ sơ để đưa vào chi phí hợp lý
– Quyết định cử nhân viên đi học.
– Hợp đồng lao động giữa DN và Nhân viên cử đi công tác
– Bản cam kết khi học xong nhân viên sẽ làm việc tại DN.
– Hóa đơn và chứng từ thanh toán
– Trong quy chế lương thưởng của DN cũng cần nói đến khoản này.
Cách hạch toán chi phí đào tạo nhân viên
** Căn cứ theo khoản 3 điều 92 Thông tư 200/2014/TT-BTC:
– Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí quản lý khác, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế)
Có các TK 111, 112, 331,…
** Căn cứ theo khoản 1 điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC:
“e) Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồm: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí SXKD trong thời gian tối đa không quá 3 năm.”
=> Như vậy nếu khoản chi phí đào tạo nhân viên phát sinh trong giai đoạn hoạt động của DN mới thành lập thì các bạn hạch toán:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,…
– Định kỳ hàng tháng phân bổ:
Nợ TK: 623, 627, 641, 642 …
Có TK 242 – Chi phí trả trước
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công cho cá nhân khai quyết toán thuế với cơ quan thuế theo mẫu sau:
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 05/QTT-TNCN.
– Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần mẫu số 05-1/BK-QTT-TNCN.
– Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất từng phần mẫu số 05-2/BK-QTT-TNCN.
– Phụ lục bảng kê chi tiết người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh mẫu số 05-3/BK-QTT-TNCN.
Nguồn: Kế toán Việt Hưng
Đại Lý Thuế TPM cung cấp các giải pháp chuyên sâu về Thuế – kế toán với các dịch vụ chính như Đại lý thuế, Rà soát sổ sách kế toán, Quyết toán Thuế TNCN,… uy tín, chuyên nghiệp với mức giá hợp lý. Hãy liên hệ ngay với Đại Lý Thuế TPM chúng tôi thông qua Hotline: 090 298 1080 hoặc địa chỉ email: htdn@tpm.com.vn để được tư vấn.